Quản lý nhân sự đa thế hệ bằng cách nào thành công?

Là những người trẻ nhất trong công ty, họ luôn khao khát được tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ nhằm mở mang sự hiểu biết. Không giống với những thế hệ đi

Thứ nhất, nhóm nhân sự Truyền Thống (sinh năm 1922-1946)

Xét tới thời điểm hiện tại, nhóm nhân sự này đã về hưu. Họ chính là những người cùng thế hệ với ông bà của bạn. Dường như không cần thiết để tìm hiểu về họ vì tỉ lệ còn đi làm của nhóm tuổi này là rất thấp, tuy nhiên không phải không có.

Là những người ra đời và sống trong thời đại kém phát triển, đồng thời là chiến tranh loạn lạc,…họ có xu hướng ngại thay đổi và chỉ trung thành với một công ty trong suốt quá trình làm việc của mình. Ngoài ra, họ cũng không theo kịp cuộc sống công nghệ và chỉ muốn làm mọi thứ theo cách truyền thống.

Là nhà quản lý, việc đổi mới phong cách làm việc của nhóm nhân sự này là một điều không hề dễ dàng. Do đó, hãy tạo cơ hội cho họ được san sẻ những kinh nghiệm dày đặc, kiến thức chắc chắn của bản thân nhằm giúp công ty của bạn phát triển theo hướng bền vững.

Thứ hai, nhóm nhân sự “Baby Boomers” (sinh năm 1946-1964)

Với lợi thế là những người trực tiếp chứng kiến từng bước phát triển của thời đại, họ có cái nhìn rất tổng quan và thấu đáo. Bên cạnh đó, phần lớn “Baby Boomers” rất hăng say với công việc, do đó họ sẵn sàng cống hiến hết mình để hoàn thành trách nhiệm một cách tốt nhất rồi sau đó tận hưởng thành quả.

Nắm bắt được các đặc điểm nêu trên, người quản lý nên khuyến khích và ghi nhận công sức cống hiến vượt bậc của họ bằng những hình thức như khen thưởng trước tập thể công ty, tặng phần thưởng có giá trị về mặt vật chất. Ngoài ra, việc xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiết với nhóm nhân sự này cũng là điều mà bạn nên làm nhằm giúp quá trình quản lý trở trở nên thuận lợi hơn.

Thứ ba, thế hệ X (sinh năm 1964-1980)

Trong những công ty tư nhân hiện nay, đa số nhân sự thuộc thế hệ X. Với tính cách thiếu kiên nhẫn, họ thường chỉ tập trung vào kết quả đạt được mà không chú ý đến quá trình thực hiện. Ngoài ra, đây cũng là nhóm nhân sự có lòng trung thành kém vì họ sẵn sàng rời bỏ công ty của bạn bất cứ lúc nào. Hơn thế nữa, những nhân viên thuộc thế hệ này cực kỳ phản đối lối quản lý tập trung và luôn đòi hỏi sự tôn trọng từ cấp trên. Tuy nhiên, họ vẫn là nhóm nhân sự mang lại nhiều giá trị nhất cho mọi doanh nghiệp.

Để giữ chân những nhân tài khó tính này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải rất khéo léo và liên tục đổi mới cơ chế quản lý của mình. Một số công cụ giữ chân nhân tài có thể áp dụng là thưởng nóng, chế độ đãi ngộ hấp dẫn, cải thiện môi trường làm việc, tổ chức dã ngoại,…Đặc biệt, những thiết bị công nghệ là món quà khen thưởng khiến các nhân viên này rất thích thú nếu nhận được từ sếp.

Cuối cùng, thế hệ Y (sinh năm 1980 trở về sau)

Là những người trẻ nhất trong công ty, họ luôn khao khát được tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ nhằm mở mang sự hiểu biết. Không giống với những thế hệ đi trước, làm việc nhóm là hình thức làm việc hiệu quả và được nhóm nhân sự này vô cùng yêu thích bởi họ có thể cùng san sẻ trách nhiệm, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt công việc.

Ngoài ra, do chưa có nhiều kinh nghiệm và không hiểu rõ về văn hóa công sở, họ thường vô tình mắc một số lỗi lặt vặt nhưng bản thân luôn sẵn sàng tìm cách sửa chữa. Đồng thời, họ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin bộc lộ khả năng hơn nếu thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của những người đi trước.

Có thể nói, đây là thế hệ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự bùng nổ của công nghệ. Do đó, khi giao phó công việc, hãy nói ra điều bạn mong muốn họ đạt được, cung cấp cho họ thiết bị hỗ trợ công việc như laptop, và tận tụy hướng dẫn họ nều cần, ắt hẳn nhóm nhân sự này sẽ nhiệt tình cống hiến sức trẻ cũng như nguồn sáng tạo vô biên, đưa công ty bạn phát triển vượt bậc và bắt kịp xu hướng của thời đại. Vì vậy, đừng quên thưởng cho họ những món quà nhỏ nhưng mang giá trị động viên lớn như một quyển sách hay, hoặc một món quà công nghệ hữu ích nhé!

Xét đến cùng, mỗi nhóm nhân sự đều đòi hỏi cách tiếp cận và quản lý riêng. Tuy nhiên, dù có ở thế hệ nào đi nữa, tất cả nhân viên đều muốn được cấp trên tôn trọng và xem trọng những giá trị mà bản thân họ đã mang lại cho công ty.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *